Cài lại Win hoặc nâng cấp phiên bản Win thường được mọi người lựa chọn và sử dụng. Khi hiệu suất hoạt động của máy tính, laptop giảm sút hoặc thường xuyên gặp lỗi liên quan.
CÀI WIN CÓ MẤT DỮ LIỆU
Tuy nhiên việc khi cài Win có làm mất dữ liệu không cũng là điều khiến nhiều người băn khoăn và lo lắng. Vậy làm cách nào để cài đặt lại Windows mà không làm mất dữ liệu? Hãy cùng Dilu Computer tìm hiểu qua những thông tin trong bài viết dưới đây nhé.
Xem thêm:
Windows là gì? Máy tính cần cài đặt Windows để làm gì?
Windows có tên đầy đủ là Microsoft Windows. Đây là tên của một họ hệ điều hành được phát triển bởi tập đoàn Microsoft dựa trên giao diện của người dùng đồ họa. Một phần của nó phục vụ cho các ngành nghiệp máy tính. Các phiên bản Windows cho máy tính hiện đang lưu hành phổ biến hiện nay gồm có Win 7, Win 8, Win 8.1, Win 10,…Gần đây Windows 11 cũng đã được ra mắt với những cập nhật về tính năng hỗ trợ tối đa cho người dùng.

Windows có chức năng quản lý và điều hành hệ thống và các các ứng dụng phần mềm được cài đặt hệ thống. Khi bấm vào nút nguồn để mở máy tính lên. Nếu không có vấn đề gì trục trặc xảy ra, thì thứ đầu tiên bạn nhìn thấy được hiển thị trên màn hình chính là một phần Windows. Nói một cách dễ hiểu là nếu không có Windows bạn sẽ không thể làm được gì với chiếc máy tính của mình.
Khi nào cần cài lại hệ điều hành Windows cho máy tính?
Khi vướng phải những sự cố lỗi hay khi thiết bị hoạt động quá chậm. Chúng ta thường nghĩ đến giải pháp cài lại Win để cải thiện những vấn đề mắc phải. Tuy nhiên trong một số trường hợp cài Win sẽ không phải là phương pháp tối ưu nhất. Vì quá trình này sẽ làm tiêu tốn khá nhiều thời gian của bạn.
Vậy trong trường hợp nào thì nên cài lại Win để giải quyết vấn đề trên máy tính hiệu quả nhất?
Nếu bạn “chăm sóc” tốt cho máy tính của mình thì việc cài đặt lại Windows thường xuyên là việc không cần thiết. Trừ khi bạn có nhu cầu nâng cấp phiên bản Windows mới cho máy tính của mình.
Còn trong trường hợp ít may mắn hơn, bạn gặp số lỗi hệ thống. Và dù đã thử mọi cách nhưng vẫn không thể khắc phục được. Thì việc cài lại Win là cần thiết vào lúc này. Một số “triệu chứng” biểu hiện máy tính cần cài đặt lại Windows bạn nên biết:
- Không vào được Windows khi bật máy tính
- Màn hình tự đổi thành nền đen và không thay được hình nền
- Máy tính diễn ra quá trình khởi động và lặp lại liên tục không có dấu hiệu dừng lại.
- Máy tính của bạn bị tấn công bởi virus và các phần mềm độc hại.
- Máy tính mới chưa có cài đặt Window. Hoặc đang cài Linux, Vista,…
- Lỗi hiển thị nền xanh chữ trắng khi bật máy tính
(Lưu ý: Đây là một số ví dụ khi máy tính cần cài lại Win sẽ có các biểu hiện kể trên. Nhưng không có nghĩa khi máy tính có những biểu hiện như vậy thì đều cần phải cài lại Win. Cũng giống như con người, nhiều loại bệnh khác nhau cũng có thể sẽ có một số triệu chứng giống nhau.)
Cài đặt lại Win có làm mất dữ liệu trên máy tính?
Đây cũng là thắc mắc của rất nhiều người khi muốn hỏi cách cài lại Win để cải thiện hiệu suất hoạt động của máy tính mà không mất dữ liệu. Ngay bây giờ chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn.
Khi bạn thực hiện việc cài đặt Windows toàn bộ dữ liệu sẽ bị mất. Nhưng các bạn đừng quá lo lắng, chúng chỉ xảy ra ở những phân vùng có chứa hệ điều hành (thường là ổ đĩa C). Do được mặc định lưu trữ tại phân vùng chứa hệ điều hành. Nên các phần mềm được cài đặt cũng sẽ bị mất sau khi bạn cài windows. Ngoài ra, các dữ liệu ở những thư mục như Desktop, Documents, Downloads, Music, Picture,…cũng sẽ mất hết.

Nên với những dữ liệu quan trọng bạn hãy chuyển chúng sang những phân vùng khác. Và đảm bảo không chọn nhầm phân vùng khi cài win. Để tránh làm mất những tài liệu quan một cách oan uổng nhé.
Cho nên cài win cho máy tính bàn, laptop, macbook nới phức tạp cũng không quá phức tạp, đơn giản cũng không phải quá đơn giản. Có thể “sai một li sẽ đi một dặm”. Nên nếu còn hơi run tay, thì bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các dịch vụ cài win uy tín.
Hy vọng với những thông tin được tổng hợp trong bài viết trên hữu ích cho các bạn. Giúp các bạn giải đáp được mối băn khoăn cài Win có mất dữ liệu không. Nếu có góp ý hoặc câu hỏi nào các bạn có thể để ở phần bình luận bên dưới. Chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi bạn trong thời gian nhanh nhất. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết này.